Tin tức

Check out market updates

Dự án cảng hàng không sân bay quốc tế Long Thành Đồng Nai

Thông tin mới nhất dự kiến ngày 26/11/2020, Quốc hội Việt Nam sẽ tiến hành biểu quyết phê chuẩn dự án sân bay Long Thành. Đánh dấu bước ngoặc hạ tầng tại Long Thành Đồng Nai. Kéo theo đó là các nganh nghề kinh tế khác lột xác, phát triển. Được cộng hưởng nhiều nhất có lẽ là giá trị đất nền Long Thành. Việc hình thành những khu dân cư, khu đô thị vệ tinh sân bay quốc tế Long Thành khả thi cao. Cảng hàng không Long Thành có quy mô lớn nhất cả nước; có tác động lớn đến kinh tế phía Nam và cả nước.

Việc xúc tiến xây dựng sân bay khẩn trưởng kéo theo bất động sản tăng trưởng phi mã. Giá cả nhà đất cũng vì thế tăng nhanh như sân bay Tấn Sơn Nhất. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu những thông tin về sân bay Long Thành mới nhất, vị trí sân bay Long Thành ở đâu?

Dự án cảng hàng không sân bay quốc tế Long Thành Đồng NaiCảng hàng không Long Thành Đồng Nai

Đánh giá vị trí sân bay Long Thành

Vị trí sân bay Long Thành ở đâu? san bay quoc te Long Thanh nằm trên địa bàn 6 xã gồm Long An, Bình Sơn, Cẩm Đường, Suối Trầu, Bàu Cạn, Long Phước. Tọa lạc đắc địa tại huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai. Vị trí dự án cách sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất khoảng 43 km theo hướng Đông Bắc. Cách TP Biên Hòa 30 km theo hướng đông Đông Nam. Vị trí sân bay Long Thành mới nhất nằm gần đường cao tốc TP HCM – Long Thành – Dầu Giây.  Cạnh tuyến Quốc lộ 51 cách cửa ngõ vào Khu công nghiệp Nhơn Trạch.

Sân bay quốc tế Long Thành nằm huyện Long Thành tỉnh Đồng Nai. Quy mô sân bay là ngang 5 km, dài 10 km. Bố trí cổng vào sân bay hướng về tuyến đường cao tốc TP. HCM – Vũng Tàu và nằm bên hông đường cao tốc HCM – Long Thành – Dầu Giây. Tuyến đường kết nối trực tiếp hướng ra cao tốc Bắc – Nam.

Dự án cảng hàng không sân bay quốc tế Long Thành Đồng NaiHạ tầng giao thông kết nối xung quanh sân bay Long Thành

Hạ tầng Long Thành: https://datxanhkhudong.vn/phat-trien-ha-tang-thuc-day-bat-dong-san-long-thanh/

Địa thế của cảng hàng không Long Thành cũng được cho là hiếm có trên thế giới. Rất hiếm những sân bay quốc tế quy mô lớn lại nằm gần những khu công nghiệp và cảng biển. Tại sân bay Long Thành có thể kết nối hầu hết cảng biển lớn như Vũng Tàu, Cát Lái, Sài Gòn, Cái Mép. Có ý nghĩa quan trọng trong giao thươngvận tải, kinh tế công nghiệp tại Đồng Nai và Bình Dương.

Lợi thế từ vị trí đắc địa trung tâm kinh tế phía Nam

Với lợi thế kết nối vượt trội sân bay Long Thành có ảnh hưởng lớn đến tình hình du lịch. Đặc biệt của các đại phương xung quanh như Nha Trang, Vũng Tàu, Phan Thiết, TPHCM.

Đối với hàng không quốc tế, cảng hàng không Long Thành mang nhiều ý nghĩa quan trọng. Long Thành nằm tại trung điểm của trục vận tải Bắc Nam. Các chuyến bay sẽ đi đường thẳng, rút ngắn quảng đường. Ở vị trí này, Long Thành cho thấy tối ưu hơn so với sân bay quốc tế Suvarnabhumi của Thái Lan, sân bay Changi của Singapore hay Kuala Lumpur – Malaysia.

Dự án cảng hàng không sân bay quốc tế Long Thành Đồng NaiDự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành

Dễ dàng thấy được lợi thế vị trí trung tâm Đông Nam Á, nên đường bay tiết kiệm hơn về khoảng cách. Cảng hàng không Tân Sơn Nhất hiện đã quá quá tải. Thực trạng chật hẹp, cũ kĩ, dịch vụ chưa chuyên nghiệp, giao thông đi lại chưa được thuận tiện. Nguyên nhân vì sao sân bay Tân Sơn Nhất lại đông khách đến như vậy, gần 40 triệu khách/năm. Đây là điều mà không có sân bay nào trên thế giới như Sân Tân Nhất đạt được. Nếu Long Thành khai thác tối ưu vì chắc chắn đây sẽ là 1 trong những cảng hàng không mạnh nhất tại khu vực ĐNA.

Khởi công sân bay Long Thành

Thủ tướng chính phủ đã phê duyệt đầu tư xây dựng sân bay Long Thành giai đoạn 1. Với tổng mức đầu tư hơn 109,111 tỉ đồng tương đương hơn 4,664 tỉ USD. Thời gian triển khai dự án từ năm 2020 đến năm 2025, mục tiêu xây dựng san bay Long Thanh đạt cấp 4F theo phân cấp của Tổ chức Hàng không dân dụng quốc tế (ICAO). Trở thành cảng hàng không quốc tế quan trọng của Việt Nam. Một trong những trung tâm trung chuyển hàng không quốc tế của khu vực Đông Nam Á.

Dự án cảng hàng không sân bay quốc tế Long Thành Đồng Nai

Được biết, giai đoạn 1 dự án sân bay Long Thành được đầu tư xây dựng với công suất 25 triệu hành khách, 1,2 triệu tấn hàng hóa/năm. Các công trình triển khai gồm 01 đường băng, 01 nhà ga hành khách cùng các hạng mục phụ trợ đồng bộ. Đường băng sân bay quốc tế Long Thành có chiều dài 4.000m, rộng 75m cùng hệ thống đường lăn, sân đỗ thiết kế đảm bảo cho các loại máy bay hoạt động. Xây dựng nhà ga hành khách có tổng diện tích sàn 373.000 m2, xây dựng đài kiểm soát không lưu cao khoảng 123m và các hạng mục phụ trợ.

Bài toán về chi phí đang được xem là gánh nặng lớn nhất với đại dự án. Dự án có thể bị độn vốn lên đến 16,5 tỷ USD do đơn giá xây dựng sẽ tăng gấp đôi theo chu kỳ 5 – 6 năm.

Quy hoạch sân bay Long Thành

Là công trình trọng điểm của quốc gia, nhằm quản lý và vận hành khai thác sân bay theo tiêu chuẩn quốc tế. Tương đương các sân bay tiên tiến trên thế giới sân bay Long Thanh được áp dụng các công nghệ hiện đại.Có tính mở để có thể dễ dàng cập nhật các công nghệ tiên tiến nhất.

Dự án cảng hàng không sân bay quốc tế Long Thành Đồng Nai

Theo ACV, dự án thành phần 3 gồm các công trình thiết yếu của cảng hàng không quốc tế Long Thành được Thủ tướng giao ACV chủ trì. Bao gồm: hạ tầng chung, đường băng, đường lăn, sân đỗ máy bay, hệ thống thiết bị dẫn đường cho máy bay, nhà ga hành khách, nhà ga hàng hóa số 1, tòa nhà điều hành sân bay. Sau khi Thủ tướng phê duyệt, ACV sẽ thực hiện quyết định đầu tư các dự án thành phần theo quy định của pháp luật. Bảo đảm chất lượng, tiến độ thực hiện và hiệu quả đầu tư sân bay Long Thành.

Dự án cảng hàng không sân bay quốc tế Long Thành Đồng Nai

Giá trị của quy hoach san bay Long Thanh mang lại cho tỉnh Đồng Nai rất lớn. Giữ vai trò cảng hàng không quốc tế ở cửa ngõ lớn và quan trọng quốc gia. Góp phần hoàn thiện bức tranh phát triển kinh tế – xã hội, nối Việt Nam với thế giới. Tạo đà phát triển du lịch của đất nước. Khi thực hiện san bay Long Thành thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa cho Đồng Nai và khu vực Đông Nam bộ.

Thiết kế sân bay quốc tế Long Thành Đồng Nai

Sân bay quốc tế Long Thành dự kiến triển khai qua 3 giai đoạn, với thiết kế 4 đường băng. Thiết kế này có thể đón tiếp các máy bay cỡ lớn như A380, B747 phân bổ 2 bên trung tâm nhà chờ. Trong năm 2020, giai đoạn 1 dự kiến sẽ được thi công và bàn giao đúng hạn vào năm 2025.

  • Giai đoạn 1:có quy mô 1 nhà ga và 1 đường băng, mục đích nhanh nhất giảm tải cho sân bay Tân Sơn Nhất. Vốn đầu tư 5 tỷ USD, quy mô đáp ứng 25 triệu khách và 1,2 triệu tấn hàng hóa mỗi năm.
  • Giai đoạn 2: dự kiến triển khai từ năm 2025 đến 2035, làm thêm 1 nhà ga và 1 đường bằng, nâng  quy mô sức chứa đến 50 triệu khách và 1,5 triệu tấn hàng hóa.
  • Giai đoạn 3: triển khai từ năm 2035 đến năm 2050, xây dựng đủ 4 nhà ga và 4 đường băng. Quy mô đến 100 triệu khách và 5 triệu tấn hàng hóa/năm.

Bộ trưởng GTVT Nguyễn Văn Thể đánh giá rất cao hiệu quả của sân bay Long Thành trong tương lại. Đặc biệt là giai đoạn 1 và 2. So với những sân bay khác như Cần Thơ, mất 10 năm mới đạt 1 triệu khách/năm, hay sân bay Vân Đồn lượng khách cũng không cao. Tầm nhìn của cảng hàng không quốc tế Long Thành đạt ngưỡng ngay 25 triệu khách/năm. Dự kiến đến năm 2035, số lượng khách có thể đạt đến 85 triệu khách/năm. Kết hợp với sân bay Tân Sơn Nhất có thể đón 100 triệu khách/ năm.

Dự án cảng hàng không sân bay quốc tế Long Thành Đồng Nai

Hạ tầng phục vụ sân bay Long Thành Đồng Nai

Về giao thông kết nối trực tiếp với Long Thanh airport gồm tuyến số 1 nối cảng hàng không với quốc lộ 51. Quy mô rộng 6 làn xe lưu thông; tuyến số 2 nối sân bay với đường cao tốc TP.HCM – Long Thành. Du an san bay Long Thanh triển khai trong giai đoạn 1 được phận thành 4 dự án thành phần:

  • Dự án thành phần 1: Công trình trụ sở cơ quan quản lý nhà nước như như hải quan, công an, cảng vụ, kiểm dịch y tế. Bố trí nguồn vốn thực hiện đầu tư các công trình. Trường hợp các cơ quan không có khả năng bố trí vốn, các cơ quan quản lý nhà nước lựa chọn nhà đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP).
  • Dự án thành phần 2: Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam làm chủ đầu tư, đây là các công trình phục vụ quản lý bay.
  • Dự án thành phần 3: Do Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) làm chủ đầu tư. Đây là các công trình thiết yếu trong cảng hàng không do nhà đầu tư khai thác sân bay thực hiện.
  • Dự án thành phần 4: Do Bộ Giao thông vận tải chủ trì tổ chức lựa chọn.

Dự án cảng hàng không sân bay quốc tế Long Thành Đồng Nai

Để quy hoạch sân bay Long Thành giai đoạn 1 cần khoảng 2.668 ha đất. Trong đó gồm 1.810 ha đất để xây dựng sân bay, 136 ha đất cho hệ thống giao thông kết nối tuyến số 1 và tuyến số 2. 722 ha tập kết đất dư thừa xây dựng giai đoạn 1 và để dự trữ xây dựng cho các giai đoạn tiếp theo. Một số hình ảnh về việc khảo sát và giải phóng mặt bằng cho giai đoạn 1:

Sân bay Long Thành cưa mở cho kinh tế phía Nam

Dự án còn tạo công ăn việc làm ước tính trên 200 ngàn người. Đồng thời tạo nguồn thu, đảm bảo khả năng hoàn vốn sau này. Khi sân bay Long Thành hoàn thành sẽ là động lực phát triển kinh tế – xã hội. Sẽ giúp kích thích phát triển của ngành vận tải hàng không, giúp tăng cạnh tranh quốc tế.

Các quỹ đất lớn xung quanh cảng hàng không Long Thành, Đồng Nai

Thông tin sân bay Long Thành khi nào khởi công đã tạo sức bật cho bất động sản Long Thành. Những động thái quyết liệt nêu trên của Chính phủ tạo nên sức “nóng” lớn. Giá đất tại các xã Lộc An, Long Đức gần trung tâm huyện Long Thành tăng với năm 2019. Giá bất động sản cũng tăng cao  tập trung ở các xã Bình Sơn và Long Đức. Chính vì vậy, nhiều “đại gia” bất động sản đã đổ bộ về Long Thành để phát triển KĐT.

Sân bay Long Thành thúc đẩy kinh tế Miền Nam

Sân bay Long Thành đóng vai trò lớn trong việc thúc đẩy mạnh kinh tế địa phương và quốc gia. Đánh giá của tổ chức tư vấn tài chính Hansen Partnership của Úc, sân bay Long Thành sẽ đóng góp được 3 – 5% GDP Việt Nam. Chính vì lý do này, chúng ta cần đẩy mạnh càng nhanh càng tốt tiến độ dự án.

Một số hình ảnh của Thủ Tướng trong sự kiện khởi công sân bay quốc tế Long Thành

Sân bay quốc tế lớn hình thành, kéo theo xu hướng dịch chuyển của dân cư. Góp phần thực hiện chính sách dãn dân tại TP HCM; đồng thời giảm áp lực cho sân bay Tân Sơn Nhất. Chắc chắn nhu cầu về nhà ở và thị trường bất động sản khu vực sẽ rất phát triển; kéo theo muôn vàng ngành dịch vụ khác cũng rất phát triển. Các ngành dịch vụ liên quan đến hàng không cũng có nhiều cơ hội để phát triển tại Long Thành. Tiêu biểu như: kỹ thuật bảo dưỡng, bảo trì, sửa chữa máy bay; điểm cung cấp nhiên liệu bay lớn trong khu vực.

Tỉnh Đồng Nai quy tụ nhiều khu công nghiệp quy mô lớn; phát triển song song với nhiều ngành kinh tế khác như du lịch, giải trí, thể thao. Kết nối với mạng lưới vận tải biển hàng đầu Việt Nam. Sân bay quốc tế Long Thành trở thành mắc xích liên kế các ngành dịch vụ lại với nhau. Kinh tế có tính liên kết và cộng sinh mạnh mẽ, bộ mặt kinh tế sẽ phát triển một các đồng bộ và nhanh chóng.

Bất động sản Long Thành hưởng lợi lớn

Thị trường bất động sản của huyện Long Thành hưởng lợi lớn từ sân bay và hạ tầng kết nối. Mức độ quan tâm của nhà đầu tư dần dịch chuyển về đây. Trên địa bàn là tâm điểm kết nối các tuyến cao tốc dẫn trực tiếp vào sân bay; kết nối đến các vùng kinh tế trọng điểm; kết nối cảng biển. Kinh tế Long Thành cũng thay đổi đáng kế; thu hút đông đảo lượng chuyên gia cũng như kỹ sư cao cấp về làm việc và sinh sống.

Khu công nghiệp tại Long Thành

Đón đầu xu hướng những lợi thế lớn này, các chủ đầu tư lớn đã xuất hiện tại Long Thành. Trên thị trường chào đón các dự án khu đô thị có quy mô lớn. Tâm điểm thị trường bất động sản Long Thành là 2 dự án lớn: Gem Sky World và Century City. Các dự án này đều hiện diện những vị trí đắc địa, đón đầu nhiều hạ tầng giao thông lớn.

Khu đô thị Gem Sky World do chủ đầu tư Hà An làm chủ đầu tư; tọa lạc tại xã Long Đức, quy mô 92 ha. Đây là khu đô thị thương mại giải trí lớn nhất đầu tiên tại Long Thành; dự án đầu tư hơn 50% diện tích đất cho các hạng mục tiện ích, giao thông, trường học, bệnh viện. Dự án Century City được đầu tư và phát triển bởi tập đoàn Kim Oanh; dự án có quy mô gần 50ha với loại hình chính là đất nền và nhà phố. Dự án cũng được đầu tư hệ thống tiện ích nội khu hiện đại; đảm bảo đủ các yếu tố như công viên, trường học, siêu thị.

Khu đô thị thương mại giải trí lớn nhất Long Thành – Gem Sky World