Cao tốc Long Thành – Dầu Giây
Cao tốc Long Thành – Dầu Giây là tuyến đường quan trọng quốc gia. Giúp kết nối TP HCM với các tỉnh Đông Nam Bộ, Nam Trung Bộ và Tây Nguyên. Với tổng chiều dài 55km, thiết kế 4 làn xe. Dự án đã thông xe 5 năm trước với vốn đầu tư hơn 20.600 tỷ đồng. Việc đưa vào sử dụng công trình giao thông này đã rút ngắn thời gian, khoảng cách đi lại. Đặc biệt giữa các khu vực trọng điểm, đem lại lợi ích kinh tế, thúc đẩy giao thương trong vùng.
Tổng quan dự án cao tốc Long Thành – Dầu Giây
Chủ đầu tư dự án là Công ty đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC). Tổng vốn đầu tư tuyến đường này là 20.630 tỷ đồng. Giai đoạn 1 chỉ xây dựng 4 làn xe trên toàn tuyến vốn đầu tư là 9.890 tỷ đồng. Vồn huy động từ nguồn vay ODA. Ngoài ra, dự án được sự hỗ trợ của Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) và Ngân hàng Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JBIC).
Thuộc tuyến đường cao tốc Bắc – Nam Việt Nam. Cao tốc Long Thành kết nối TP.HCM với Đồng Nai với điểm đầu tuyến là nút giao thông An Hòa quận 2 TP HCM và điểm cuối là nút giao thông Dầu Giây, huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai. Dự án khởi công xây dựng vào ngày 03/10/2009 với quy mô 4 – 8 làn xe. Tổng chiều dài 55,7km được chia làm 2 giai đoạn do 2 đơn vị cấp vốn. Đoạn TP HCM – Long Thành do JICA cấp vốn. Đoạn cao tốc Long Thành – Dầu Giây do ADB cấp vốn.
Đánh giá về lợi ích do tuyến đường này mang lại. Cao tốc Long Thành – Dầu Giây mang lại hiệu quả kinh tế rất cao. Giúp kéo giảm cự ly cũng như thời gian cho các loại xe từ cảng Cát Lái (TP HCM) đi Bà Rịa – Vũng Tàu, các tỉnh Tây Nguyên và miền Trung rất nhiều. Khi đó, di chuyển bằng ôtô từ TP HCM đi Long Thành chỉ còn 20 phút, đi Vũng Tàu mất khoảng 1 giờ 20 phút và đi Dầu Giây chỉ còn một giờ.
Tình trạng hiện tại tuyến cao tốc Long Thành – Dầu Giây
Dựa trên số liệu lưu lượng xe khảo sát sơ bộ Tổng công ty Đầu tư phát triển và quản lý dự án hạ tầng giao thông Cửu Long – CIPM Cửu Long tại trạm thu phí Long Phước năm 2017 là 14,17 triệu lượt. Trước tình trạng quá tải của cao toc long thanh, UBND tỉnh Đồng Nai đã kiến nghị mở rộng tuyến cao tốc vì quy mô 4 làn xe hiện nay đã quá tải, khiến các địa phương như Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu, TP.HCM lo ngại về việc kẹt xe.
Tỉnh Đồng Nai cũng cho rằng tuyến đường này đã gấp đôi lưu lượng thiết kế nên thường xảy ra tình trạng kẹt xe trên địa bàn huyện và nhiều đoạn quốc lộ 51. Nếu kịp thời đầu tư mở rộng thêm làn xe trên cao tốc sẽ giảm áp lực xe trên quốc lộ 51, nhất là khi tới đây sẽ có dự án sân bay Long Thành.
Mới đây Bộ GTVT đồng ý mở rộng 24km từ nút giao An Phú, quận 2, TPHCM đến huyện Long Thành – Đồng Nai lên làn xe vào năm 2025 với nguồn vốn hơn 9.800 tỷ đồng. Sau năm 2040, đoạn này sẽ mở rộng lên 10 làn xe. Riêng đợn từ Long Thành đi Dầu Giây dài 31km vẫn giữ nguyên quy mô 4 làn xe vì có thể đáp ứng nhu cầu lưu thông đến năm 2040.
Theo Tổng giám đốc CIPM Cửu Long, ông Trần Văn Thi cho hay, phương án mở rộng cao tốc Long Thành – Dầu Giây được đưa ra trên cơ sở kết hợp kịch bản hàng loạt dự án hạ tầng kết nối trọng điểm như: sân bay Long Thành, cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu, cao tốc Bến Lức – Long Thành, Vành đai 3 (đoạn Tân Vạn – Nhơn Trạch), cầu Cát Lái, cầu Long Thành, đường 25C, tuyến đường sắt…
Phương án nâng cấp cao tốc Long Thành – Dầu Giây
Ông Cao Tiến Dũng, Chủ tịch UBND Đồng Nai chia sẻ. Dự này là tuyến chính kết nối với sân bay quốc tế Long Thành. Do đó, việc mở rộng quy mô sẽ đảm bảo việc kết nối hạ tầng giao thông đồng bộ. Đặc biệt khi cảng hàng không đi vào khai thác giai đoạn I dự kiến năm 2025.
Bộ GTVT đã giao CIPM Cửu Long khảo sát, nghiên cứu điều chỉnh phương án mở rộng. CIPM Cửu Long cũng đề xuất việc đầu tư mở rộng đường cao toc long thanh. Đề xuất sẽ được thực hiện bằng hình thức đầu tư công nguồn vốn trong nước hoặc nguồn vốn ODA (JICA) của Nhật Bản.
Cũng trong đầu tháng 5/2020 vừa qua, Bộ Đất đai, cơ sở hạ tầng, giao thông và du lịch Nhật Bản cũng đã gửi thư quan tâm đối với dự án mở rộng tuyến đường này đến Bộ GTVT. Đối với quỹ đất, tỉnh Đồng Nai đã quy hoạch lộ giới 120m. Nên đảm bảo cho nhu cầu mở rộng cao tốc trong thời gian tới.
UBND TP HCM đã có văn bản đồng ý với phương án tăng làn. Theođó, quy mô mở rộng tuyến cao tốc cần được khảo sát và đánh giá kỹ. Căn cứ trên nhu cầu giao thông thực tế; xem xét việc đầu tư xây dựng tuyến đường sắt nhẹ Long Thành – Thủ Thiêm. Đồng thời trong thời gian tới cũng như bảo đảm hành lang an toàn tuyến cao tốc.
UBND TP HCM còn kiến nghị Bộ GTVT hoàn thiện nút giao thông An Phú – Quận 2. Kết nối đường Long Phước ở quận 9 vào với cao tốc Long Thành. Góp phần thúc đẩy và phát triển khu vực phía Đông.