Tin tức

Check out market updates

Khởi công sân bay Long Thành

Chính thức khởi công sân bay Long Thành vào ngày 05/01/2021 vừa qua; đây là công trình quan trọng cấp quốc gia; có ý nghĩa to lớn đối với sự phát triển kinh tế – xã hội; đồng thời đảm bảo quốc phòng an ninh. Với mục tiêu xây dựng 1 cảng hàng không quốc tế cấp 4F tại tỉnh Đồng Nai với công suất 25 triệu hành khách/năm và 1,2 triệu tấn hàng hóa/năm tổng mức đầu tư hơn 109 nghìn tỷ đồng, tương đương 4,664 tỷ USD.

Đòn bẩy phát triển

Công trình xây dựng sân bay Long Thành được chia làm 4 dự án thành phần:

  • Dự án thành phần 1 là xây dựng các công trình trụ sở cơ quan quản lý nhà nước gồm Hải quan, Công an, Công an cửa khẩu, Cảng vụ, Kiểm dịch y tế
  • Dự án thành phần 2 là các công trình phục vụ quản lý bay
  • Dự án thành phần 3 là các công trình thiết yếu bao gồm ga hành khách, hạ tầng hàng không, hệ thống cấp nước, nhà ga hàng hóa số 1, nhà để xe…
  • Dự án thành phần 4 xây dựng các công trình phụ trợ khác

Tại giai đoạn 1, khởi công sân bay Long Thành được đầu tư xây dựng với đường băng dài 4.000 m, rộng 75 m, đường lăn, sân đỗ, đài kiểm soát không lưu cao khoảng 123 m…Sau khi đưa vào hoạt động, cảng hàng không quốc tế Long Thành sẽ là sân bay tầm cỡ trong khu vực vì lý do chính là vị trí địa lý với 3 giờ bay có thể bay đến tất cả các nước Đông Nam Á, châu Á, kết nối Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản.

Đồng thời san sẻ gánh nặng cho sân bay Tân Sơn Nhất vốn dĩ đã quá tải; phục vụ chiến lược phát triển vận tải hàng không Việt Nam thu hút đầu tư, du lịch. Dự án không chỉ là đầu mối thông thương quan trọng mà còn là điểm nhấn đưa quốc gia hội nhập nhanh hơn với khu vực và thế giới.

Vai trò của sân bay Long Thành

Trên bản đồ hàng không quốc tế ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương; Việt Nam nằm ở vị trí cuối cùng của phần lớn các đường bay từ Tây sang Đông; và sân bay Long Thành nằm ở vị trí lý tưởng trên bản đồ này. Bởi đây là điểm đầu mối logistics hàng không khu vực; vị trí thuận lợi nhất so với tất cả các cảng trung chuyển hàng không quốc tế trong khu vực, ngay cả so sánh với sân bay Changi của Singapore và sân bay Suvarnabhumi của Thái Lan.

Có thể làm một phép tính đơn giản khi lấy sân bay Long Thành, ta sẽ so sánh kết quả khoảng cách từ sân bay này đến tất cả sân bay trong khu vực sau 3 giờ bay; để xem vị trí của sân bay nào là tối ưu nhất. Dễ dàng nhận thấy, về mặt tiện lợi và kinh tế cho hàng trung chuyển thì vị trí của cảng hàng không Long Thành không có đối thủ trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương.

Chúng ta biết rằng, trong tất cả các phương thức vận tải thì chi phí vận tải hàng không là đắt nhất, nên việc có một vị trí xây dựng cảng trung chuyển khởi công sân bay Long Thành được xem là vô giá. Khi đưa vào hoạt động thì nhiều luồng bay trước đây chọn sang đi Singapore hay Suvarnabhumi của Thái Lan là điểm cuối, thì sẽ chọn Long Thành vì kinh tế hơn.

Với vị trí đắc địa như thế, trong tương lai gần chắc chắn sân bay Long Thành sau khi xây dựng sẽ trở thành cảng hàng không bận rộn nhất khu vực.

Lỗi đô thị Logictis – vận tải hàng không

Có thể thấy rằng, việc sinh lời từ dịch vụ vận tải hành khách; hàng hóa; bảo dưỡng máy bay; hậu cần hàng không; đào tạo; dịch vụ phụ trợ là rất lớn. Vì lý do an toàn bay, không có không gian phát triển các dịch vụ giá trị gia tăng; không có cơ hội gắn kết các hệ thống hạ tầng giao thông đa dạng; và các khu vực công nghiệp cận cảng sân bay Tân Sơn Nhất sẽ nhường chức năng trung chuyển quốc tế cho sân bay Long Thành. Phần lớn các nước có vị trí hàng không thuận lợi như Thái Lan; Nhật Bản; Hồng Kông đều phải xây dựng thêm sân bay quốc tế; nhằm để khắc phục những hạn chế của các sân bay truyền thống tương tự như cảng hàng không Tân Sơn Nhất của nước ta.

Đối với quốc gia, sân bay Long Thành là đầu mối của những tuyến đường quan trọng nhất; kết nối Tân Sơn Nhất – Long Thành – Dầu Giây, Long Thành – Cái Mép; giữ vai trò một trong ba cực của hệ thống logistics vùng kinh tế trọng điểm phía Nam; gồm cảng hàng không Long Thành – cảng hàng không Tân Sơn Nhất – cảng nước sâu Cái Mép. Không chỉ phục vụ trực tiếp cho việc biến Việt Nam thành trung tâm các hoạt động kinh tế; mang tầm quôc tế trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương; mà còn tạo sự phát triển của hàng loạt các dịch vụ cao cấp khác.

Theo nhiều chuyên gia, sự kiện khởi công sân bay Long Thành là dấu mốc quan trọng; thúc đẩy thị trường bất động sản địa phương thăng hạng; với đà tăng này giá đất Long Thành dự báo có khả năng ngang bằng Thủ Đức; quận 9 hay TP Biên Hòa; đặc biệt khi sân bay đưa vào khai thác giai đoạn 1. Vì lợi thế vận chuyển và các dịch vụ chuyên nghiệp; quỹ đất lân cận sân bay trở nên vô cùng hấp dẫn đối với các nhà đầu tư.